Quần thể tháp nằm trọn vẹn trên ngọn đồi có tên là Đồi Trầu (được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1979). Đây là cụm tháp được xây dựng từ thể kỷ XIII để thờ vị thần Pô Klông Garai; tương truyền là người có công phát triển hệ thống thủy lợi ở xứ Panduranga xưa kia. Tháp Pô Klông Garai là nơi diễn ra lễ hội Ka ê chính của người Chăm. Hiện nay, cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn việc tổ chức thờ phụng , cúng kính của người Chăm.
Lễ hội Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa phi vật thể của người Chăm. Lễ hội là tấm gương phản chiếu sinh hoạt và quan niệm tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm Ahier. Lễ hội Katê diễn ra trong một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền, tháp đến làng và từng gia đình tạo thành một chuỗi sự kiện phong phú, đa dạng và mang đậm nét dân gian Chăm. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 01 đến mùng 03 tháng 7 Chăm lịch hằng năm (nhằm vào thời gian khoảng cuối tháng 09 hoặc đầu tháng 10 Dương lịch) với các lễ nghi hấp dẫn như: Lễ đón nước y phục ở thôn Hữu Đức, ở Phước Đồng và ở thôn Hậu Sanh. Lễ hội Katê chính diễn ra tại 3 cụm Tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rômê và đền Pô Inư Nưgar